Điều Gì Sẽ Xảy Ra Khi Bạn Chặt hết Cây Xanh Trong Một Thành Phố?
Như bạn đã biết, cây xanh đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chặt hết tất cả cây xây trong một thành phố
Đây là câu chuyện về hai thành phố cổ và những loài cây đã quyết định vận mệnh của chúng.
Vào năm 3.000 trước Công nguyên, Uruk có mật độ dân số dày đặc hơn thành phố New York ngày nay. Thủ đô đông đúc này phải liên tục mở rộng hệ thống thủy lợi để nuôi sống dân số ngày càng tăng. 2.500 năm sau tại Sri Lanka, thành phố Anuradhapura cũng gặp vấn đề tương tự. Họ cũng không ngừng phát triển, và giống như Uruk, thành phố của họ phụ thuộc rất nhiều vào một hệ thống thủy lợi phức tạp. Khi Uruk phát triển, nông dân của họ bắt đầu chặt cây để lấy không gian trồng thêm hoa màu. Tuy nhiên, ở Anuradhapura, cây cối được coi là thiêng liêng.
Thành phố này là nơi có một nhánh của cây Bồ đề, nơi Đức Phật được cho là đã giác ngộ. Sự tôn kính tôn giáo đã làm chậm lại những nhát rìu của nông dân và thậm chí còn khiến thành phố trồng thêm cây xanh trong các công viên đô thị.
Ban đầu, việc mở rộng của Uruk diễn ra tốt đẹp. Nhưng không có cây để lọc nguồn nước, hệ thống thủy lợi của Uruk đã bị ô nhiễm. Nước bốc hơi để lại cặn khoáng, khiến đất trở nên quá mặn để trồng trọt. Ngược lại, hệ thống thủy lợi của Anuradhapura được thiết kế để hoạt động hài hòa với khu rừng xung quanh. Thành phố của họ cuối cùng đã phát triển gấp hơn hai lần dân số của Uruk, và ngày nay, Anuradhapura vẫn chăm sóc cây được trồng cách đây hơn 2.000 năm.
Cây xanh và không gian đô thị
Chúng ta có thể nghĩ rằng thiên nhiên không liên quan đến không gian đô thị của chúng ta, nhưng cây cối luôn là một phần thiết yếu của các thành phố sung túc. Cây cối hoạt động như một miếng bọt biển tự nhiên, hấp thụ nước mưa chảy tràn trước khi giải phóng nó trở lại vào khí quyển. Mạng lưới rễ của chúng bảo vệ chống lại sạt lở đất đồng thời cho phép đất giữ nước và lọc các chất độc. Rễ cây giúp ngăn ngừa lũ lụt, đồng thời giảm nhu cầu về hệ thống thoát nước mưa và các nhà máy xử lý nước.
![]() |
Cây cối hoạt động như một miếng bọt biển tự nhiên, hấp thụ nước mưa chảy tràn trước khi giải phóng nó trở lại vào khí quyển |
Những chiếc lá xốp của chúng làm sạch không khí bằng cách giữ lại carbon và các chất ô nhiễm khác, khiến chúng trở nên thành một cũ khí thiết yếu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhân loại đã khám phá ra những lợi ích từ cây xanh này trong nhiều thế kỷ. Nhưng cây cối không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của cơ sở hạ tầng thành phố; chúng còn đóng một vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của người dân thành phố.
Vào những năm 1870, Manhattan có rất ít cây cối bên ngoài các công viên của hòn đảo. Không có cây cối che bóng mát, các tòa nhà hấp thụ nhiều hơn tới chín lần bức xạ mặt trời trong những đợt nắng nóng chết người vào mùa hè.
Kết hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh kém của thời kỳ đó, cái nóng ngột ngạt đã biến thành phố thành nơi sinh sản của vi khuẩn như bệnh tả. Ở Hồng Kông ngày nay, các tòa nhà chọc trời cao tầng và cơ sở hạ tầng ngầm khiến cây cối khó phát triển. Điều này góp phần vào chất lượng không khí nguy hiểm của thành phố, có thể gây viêm phế quản và suy giảm chức năng phổi. Cây cối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự hiện diện của cây xanh làm tăng khả năng tập trung và giảm mức độ căng thẳng.
Thậm chí người ta còn chứng minh rằng bệnh nhân trong bệnh viện có tầm nhìn ra những bức tường gạch hồi phục chậm hơn so với những người có tầm nhìn ra cây cối. May mắn thay, nhiều thành phố có đầy những cảnh quan như thế này— và đó không phải là ngẫu nhiên.
Ngay từ thế kỷ 18, các nhà quy hoạch đô thị đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của cây xanh đô thị. Năm 1733, Đại tá James Oglethorpe đã quy hoạch thành phố Savannah, Georgia để đảm bảo rằng không có khu dân cư nào cách công viên quá 2 phút đi bộ. Sau Thế chiến II, Copenhagen đã định hướng tất cả các dự án phát triển mới dọc theo năm trục đường chính— mỗi trục đường nằm xen giữa một công viên. Cách bố trí này đã tăng cường khả năng chống chịu của thành phố với ô nhiễm và thiên tai. Và cây xanh đô thị không chỉ mang lại lợi ích cho con người.
Công viên Rừng của Portland bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên của khu vực, biến thành phố thành nơi sinh sống của nhiều loài thực vật địa phương khác nhau, 112 loài chim, và 62 loài động vật có vú. Không có thành phố nào cam kết với cây xanh hơn Singapore. Từ năm 1967, chính phủ Singapore đã trồng hơn 1,2 triệu cây xanh, bao gồm cả những cây trong các khu vườn thẳng đứng cao 50 mét được gọi là siêu cây (supertree). Những cấu trúc này tự cung cấp năng lượng và nước cho chính chúng và các nhà kính gần đó bằng năng lượng mặt trời và nước mưa thu được.
Cây cối và thảm thực vật hiện bao phủ hơn 50% diện tích đất liền của Singapore, giảm nhu cầu sử dụng máy điều hòa và khuyến khích giao thông ít ô nhiễm. Đến năm 2050, ước tính hơn 65% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố. Các nhà quy hoạch đô thị có thể đặt nền móng thân thiện với môi trường, nhưng chính những người sống trong những khu rừng đô thị này phải biến chúng thành ngôi nhà cho nhiều loài hơn là chỉ con người.
Nhận xét
Đăng nhận xét